Bạn Tiến thân mến,
Tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai là điều không hề hiếm gặp. Ngày nay, tỉ lệ bà bầu bị tiểu đường thai kỳ đang có xu hướng ngày càng gia tăng, nếu không được chuẩn đoán kịp thời thì tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: phì đại phủ tạng, thai lưu, tăng tai biến sản khoa,… thậm chí là tử vong. Do vậy, hầu hết bà bầu đều được khuyến cáo cần tầm soát thai kỳ trong giai đoạn tuần thai thứ 24 đến 28 vì lúc này bánh nhau phát triển hoàn thiện nhất, tăng sản xuất các nội tiết tố kích thích tiết glucagon, đề kháng isulin, giảm dự trữ và tăng ly giải glycogen thành glucose ở gan, giảm dung nạp đường ở các mô ngoại biên. Hệ quả là gây nên hiện tượng tăng đường huyết.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được khuyến cáo ở tất cả các sản phụ được dựa vào nghiệm pháp dung nạp glocose bằng cách uống nước đường ( 200ml nước có pha 750g glucose) trong 3-5 phút, thực hiện vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì hoặc sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ (nhưng không quá 12 giờ). Việc xét nghiệm sẽ được chia thành 3 lần: lần 1 khi đói, lần 2 và lần 3 cách nhau 1-2 giờ và không được vận động mạnh hoặc ăn, uống nước ngọt, hút thuốc giữa các lần.
Kết quả bình thường là đường huyết:
-> Lúc đói: 4.1 - 6.4 mmol/L
-> Sau khi uống đường 1 giờ: < 10 mmol/L
-> Sau khi uống đường 2 giờ: 5.5 mmol/L
Ngược lại, có 2 trường hợp xảy ra:
-> Nếu, có hai mẫu máu bằng hoặc cao hơn các giới hạn nêu trên nghĩa là bà bầu đang bị tiểu đường thai kỳ.
-> Nếu, chỉ có một mẫu cao hơn giới hạn được gọi là rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ.
Như vậy, theo kết quả bạn vừa nêu thì bà xã của bạn đang bị rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ. Để khắc phục, bạn nên tăng cường các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp vào bữa ăn của bà bầu. Bên cạnh đó, khẩu phần ăn của bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần cắt giảm đường, chất béo bão hòa và tránh xa thực phẩm có chỉ số GI cao.
MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM GIÚP ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT CHO MẸ BẦU
- Rau xanh, củ, quả (GI - 10): giàu vitamin và chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường của insulin trong máu không bị quá tải.
- Bưởi (GI - 25): Đây là loại quả “số 1” về lượng vitamin C. Trong từng múi bưởi có chứa các enzym giúp hấp thu đường, nhờ đó giảm lượng mỡ dự trữ từ đường chuyển hóa thành.
- Sữa tươi (GI - 40): Uống 1 cốc sữa tươi sẽ khống chế hoạt tính của các enzym hợp thành cholesterol, từ đó hạn chế cholesterol sinh ra.
- Sữa đậu nành (GI - 43): Đây là những axit amin có khả năng duy trì và củng cố hệ miễn nhiễm, đồng thời làm giảm hàm lượng cholesterol và chỉ số đường huyết.
- Nước mơ (GI - 57): Trong mơ có chứa những thành phần giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa oxy, làm chậm quá trình lão hóa và đẩy nhanh sự hồi phục của các tế bào.
- Cà chua (GI - 30): Cà chua không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn có thể giúp giảm cân hiệu quả.
- Nước ép táo (GI - 15): Trong táo có chứa chất xơ hòa tan pectin giúp giữ nước và làm sạch ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi, đồng thời giữ cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và giảm mức cholesterol trong cơ thể.
- Cam tươi (GI - 43): Cam rất giàu vitamin C, canxi, phốt-pho, kali, axit citric caroten, hesperidin, chất xơ... vừa tốt cho quá trình chuyển hóa của đường ruột vừa giúp giảm sự tích lũy độc tố, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.
- Đào (GI - 50): Đào chứa dồi dào chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, hơn nữa còn ức chế quá trình hấp thu chất béo, giúp không bị tăng cân.
- Cháo yến mạch (GI - 50): Có chỉ số GI thấp sẽ tốt cho việc kiểm soát chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường, cháo yến mạch còn cung cấp một lượng lớn protein và chất xơ, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Kiwi (GI - 50): Trong 1 quả kiwi xanh chứa 4g chất xơ và dồi dào vitamin cùng khoáng chất có lợi cho cơ thể và rất an toàn cho việc kiểm soát đường huyết.
- Chuối (GI - 55): Chuối không những góp phần đốt cháy chất béo mà còn ngăn ngừa sự hấp thụ carbohydrate vào cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
Nên nhớ, rau củ quả và trái cây nên được ăn tươi để cung cấp chất xơ, hạn chế uống nước ép bởi có thể làm tăng lượng đường trong máu.
THAM KHẢO THỰC ĐƠN CHO BÀ BẦU BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
a. Bữa sáng
Bữa sáng rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, một bữa sáng lý tưởng cho bà bầu bị tiểu đường là ăn đầy đủ dinh dưỡng từ các nhóm thức ăn: tinh bột, đạm, béo và vitamin,.. Bà bầu có thể lựa chọn bữa sáng bằng một số món ngon, tốt cho sức khỏe như:
- Một quả trứng chiên với một lát bánh mì và một ít rau trộn salad;
- Một phần phở, bún bò hoặc hủ tiếu nhỏ dùng kèm giá luộc;
- Một chén cháo yến mạch nấu với thịt băm…;
Sau mỗi bữa sáng là một ly sữa không đường cũng rất tốt cho mẹ và bé.
b. Bữa trưa và bữa tối
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ buổi trưa và tối có thể phong phú hơn bữa sáng nhưng vẫn phải đảm bảo lượng tinh bột nhất định. Mẹ có thể thay cơm trắng bằng cơm gạo lứt, vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp kiểm soát cân nặng của mẹ. Một số món ngon gợi ý cho mẹ vào 2 bữa chính này là:
- Một cái sandwich gà kèm salad rau quả;
- Một chén cơm gạo lứt với canh rau và thịt luộc/rán;
- Một lát cá hồi nướng dùng kèm súp bí đỏ và bông cải hấp…;
c. Các bữa phụ
Các bữa phụ giúp mẹ bổ sung năng lượng trong một ngày, cũng như để điều hòa đường huyết. Bữa phụ sẽ gồm một ít tinh bột và protein. Chẳng hạn như:
- Một lát bánh mì phết bơ đậu phộng;
- Một hũ yaourt trái cây;
- Một chén salat cá hồi,..;
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng những mẹ đang gặp phải tình trạng này sẽ sớm cân bằng lại lượng đường trong máu để giúp cơ thể ổn định hơn. Chúc các mẹ bầu luôn mạnh khỏe!